Xe máy, ôtô phải đóng phí bảo trì đường bộ
Từ ngày 1/6, các phương tiện cơ giới sẽ bị thu phí bảo trì đường bộ, tuy nhiên hiện Chính phủ chưa quy định rõ mức phí từng loại xe.
>Liên bộ tán đồng thu phí bảo trì đường theo đầu phương tiện
Thủ tướng vừa ban hành Nghị định về việc lập, quản lý và sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ. Nguồn hình thành quỹ từ phí sử dụng đường bộ thu được hàng năm trên đầu phương tiện giao thông cơ giới, bao gồm: ôtô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ôtô, máy kéo và môtô hai bánh, môtô ba bánh.
Quỹ cũng được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước cấp bổ sung hàng năm. Phí sử dụng đường bộ thu được đối với ôtô được phân chia cho quỹ trung ương 65% và cho các địa phương là 35%. Tuy nhiên, hiện chưa quy định rõ mức đóng phí trên đầu phương tiện. trạm thu phí Trạm thu phí có thể xóa bỏ sau khi có quỹ bảo trì đường bộ. Ảnh: PV. Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm quản lý nhà nước về đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ; chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý thu, sử dụng và tổ chức công tác quyết toán Quỹ trung ương theo quy định; chủ trì xem xét đề xuất của Hội đồng quản lý quỹ về điều chỉnh các quy định liên quan đến nguồn thu của quỹ và sửa đổi... Năm 2010, Bộ Giao thông Vận tải đã soạn thảo 2 phương án thu phí bảo trì đường bộ. Một là thu trực tiếp từ đầu phương tiện cơ giới với ôtô và xe máy, đồng thời giữ các trạm thu phí nộp ngân sách nhà nước hiện nay. Hai là thu gián tiếp qua xăng và xóa bỏ các trạm thu phí. Theo dự thảo phương án một, quỹ bảo trì sẽ được thu trực tiếp theo đầu phương tiện cơ giới, với 7 mức đối với ôtô (180.000-1.440.000 đồng/tháng), 4 mức với môtô, xe máy (80.000-150.000 đồng/năm). Số phí thu được khoảng gần 6.000 tỷ đồng mỗi năm để đầu tư bảo trì các tuyến đường bộ trên cả nước. Đối với ôtô, từng loại xe sẽ có mức thu khác nhau và thu theo tháng với chu kỳ 1, 3 hoặc 6 tháng. Còn xe máy sẽ thu hàng năm thông qua công tác tuyên truyền vận động và phối hợp với cơ quan bảo hiểm bán bảo hiểm môtô, xe máy.
Quỹ cũng được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước cấp bổ sung hàng năm. Phí sử dụng đường bộ thu được đối với ôtô được phân chia cho quỹ trung ương 65% và cho các địa phương là 35%. Tuy nhiên, hiện chưa quy định rõ mức đóng phí trên đầu phương tiện. trạm thu phí Trạm thu phí có thể xóa bỏ sau khi có quỹ bảo trì đường bộ. Ảnh: PV. Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm quản lý nhà nước về đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ; chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý thu, sử dụng và tổ chức công tác quyết toán Quỹ trung ương theo quy định; chủ trì xem xét đề xuất của Hội đồng quản lý quỹ về điều chỉnh các quy định liên quan đến nguồn thu của quỹ và sửa đổi... Năm 2010, Bộ Giao thông Vận tải đã soạn thảo 2 phương án thu phí bảo trì đường bộ. Một là thu trực tiếp từ đầu phương tiện cơ giới với ôtô và xe máy, đồng thời giữ các trạm thu phí nộp ngân sách nhà nước hiện nay. Hai là thu gián tiếp qua xăng và xóa bỏ các trạm thu phí. Theo dự thảo phương án một, quỹ bảo trì sẽ được thu trực tiếp theo đầu phương tiện cơ giới, với 7 mức đối với ôtô (180.000-1.440.000 đồng/tháng), 4 mức với môtô, xe máy (80.000-150.000 đồng/năm). Số phí thu được khoảng gần 6.000 tỷ đồng mỗi năm để đầu tư bảo trì các tuyến đường bộ trên cả nước. Đối với ôtô, từng loại xe sẽ có mức thu khác nhau và thu theo tháng với chu kỳ 1, 3 hoặc 6 tháng. Còn xe máy sẽ thu hàng năm thông qua công tác tuyên truyền vận động và phối hợp với cơ quan bảo hiểm bán bảo hiểm môtô, xe máy.
Theo : Đoàn Loan (VNExpress.net)
Một số ý kiến người dân:
Chịu hết nổi
Chắc chịu hết nổi, bán
trà đá gần nhà là lãi cao nhất. Chứ đi làm công chức, tính bài toán đơn
giản cũng đã thấy không đủ sống. Thế thì phải nghĩ cách kiếm tiền ->
tham ô, bớt xén. Vòng luẩn quẩn
van vay
Không hiểu đóng thêm
khoản thuế bảo trì đường bộ thì liệu rằng người dân có phải đi mãi những
còn đường chấp vá mấp mô và bụi mù mịt không?
Thuế và Phí
Khi mua xe phải đóng
thuế và phí cao nhằm mục đích xây dựng hệ thống giao thông. Vậy những
thuế đó để làm gì ? mà bây giờ cứ thu thuế hoài vậy. các cơ quan lãnh
đạo chỉ chăm bẵm vào nguồn thu này sao ? không biết làm gì để khá hơn
thi từ chức đi để người có năng lực lên làm việc tốt hơn.
PHÍ ĐƯỜNG
Ý KIẾN CỦA TÔI LÀ THU VÀO XĂNG DẦU, AI ĐI NHIỀU TRẢ NHIỀU
Phải thu đúng, đủ và công bằng...
Đồng ý với nguyên tắc:
sử dụng đường thì phải có trách nhiệm đóng phí cho Nhà nước, cho xã hội.
Nhưng phải có cánh thu phí cho đúng, công bằng và minh bạch. Không thể
thu "tù mù" theo đầu xe, bất cần biết xe chạy nhiều hay ít, như ý muốn
của BGT.Hãy thu theo loại xe, tải trọng, và theo số km đường mà xe lăn
bánh. Giải pháp kỹ thuật quá đơn giản và rẻ tiền là dùng thiết bị GPS
gắn trên xe. Định kỳ, chủ xe mang đến điểm đọc thẻ và trả tiền cho số km
đã đi theo biểu giá quy định. - Nhà nước: cần trang bị các điểm đọc
thẻ, in hoá đơn, thu tiền và xoá dữ liệu hoặc đánh dấu đã thu tiền. Dán
tem ghi "ngày thu tiền lần tới" trên kính lái giống như tem kiểm định. -
Chủ xe: bắt buộc trang bị thiết bị GPS (do NN phân phối,kiểm định) gắn
trên xe; trước ngày ghi trên tem "ngày thu tiền lần tới" mang xe &
thiết bị đi đối chiếu, nộp tiền. Ngoài ra, Nhà nước còn tiết kiệm được
nhiều công sức, chi phí trong việc triển khai thu các loại phí trên và
cả trong triển khai khâu hậu kiểm nữa.
Toi dong y nhung....
Tôi đồng ý thu phí,
nhưng sử dụng đúng mục đính, đúng chỗ, đầu tư đúng hướng Chúng ta cần
học hỏi những nước tiên tiến. Như singapore chẳng hạn. Cần đấu giá quyền
mua oto, quyền mua biển xe trước khi có xe. Tiền đó để làm thêm đường,
mở rộng nâng cấp thêm đường và mua nhiều xe công cộng tốt để phục vụ
nhân dân Tránh lạm dụng quyền hạn và trách nhiệm của mình để tham ô, bòn
rút các loại phí
Lạm thu phí? Cơ sở pháp lý?
Tôi không rõ cơ sở pháp
lý của những việc thu phí này là thế nào ? Theo luật thì cơ quan nhà
nước chỉ thu phí để bù đắp cho chi phí các dịch vụ công (ví dụ trước bạ,
cấp giấy khai sinh, hộ khẩu, xác nhận sao y...). Còn phí bảo trì đường
bộ hay phí lưu hành phương tiện thì hết sức mơ hồ, những phí này là để
trả cho dịch vụ công nào ? Còn nếu nói mục đích là để đầu tư vào cơ sở
vật chất thì phải dùng ngân sách trung ương và địa phương. Nếu ngân sách
thiếu thì phải xin thông qua Quốc hội, phải có giải trình minh bạch cho
toàn dân. Không thể duy trì tình trạng cứ đặt cái tên PHÍ rồi thu loạn
cả lên thế này.
Thêm một ý kiến
Tôi xin có bài phân tích
sau: 1. Xe máy hiện giờ là phương tiện phổ thông tại HN và các thành
phố. 2. Sinh viên Đại học ra trường kiếm được công việc ổn định với mức
lương >3 triệu đồng/tháng tại các thành phố lớn là khó. 3. Chi tiêu: -
Tiền thuê nhà, điện, nước : 1.200.000 đồng (ở HN và HCM, điện 4.000
đồng/KW) - Tiền ăn : 1.500.000 đồng/tháng (20.000 - 20.000 -
10.000)/ngày - Tiền điện thoại : 100.000 đồng/tháng (thiết yếu) - Tiền
xăng xe : 300.000 đồng/tháng (1.000 đồng ~ <0.5 lít xăng/ngày) - Tiền
quần áo : 100.000 đồng/tháng Cộng : 3.200.000 đồng/tháng - Còn lại -
200.000 đồng (với những người lương tháng 3.000.000 đồng). Chưa kể: Tiền
đi lại về quê ,Đầu tư thêm kiến thức, Coffee với bạn gái, Phí Lưu thông
đường bộ, Sữa cho con, con ốm .... 4. Các Lãnh đạo, bạn thấy sao?
KÊU TRỜI KHÔNG THẤU
xăng tăng, điện tăng, ga
tăng, bây giờ lại vẽ ra thu phí oto, xe máy. Mấy ông trên cao thử tính
lương công chức bao nhiêu mà đòi tăng hoài vậy.
bảo trì cho xe
con đường gần nhà vẫn
đang đẹp, bằng phẳng, mới đây bị cắt dọc khúc giữa đổ nhựa mới khiến
đường bị đôn lên ở giữa, thêm phần kẹt xe vì chẳng ai muốn chạy lên phần
đường mới đổ ghập ghềnh. Mỗi lần sửa đường xá thì cứ như vá áo mặt
ngoài, chỗ trồi lên, chỗ thụt xuống, tôi xót cho cái xe, mà phần lại cảm
thấy khó chịu mỗi lần bị sốc. Mọi người xem đường Võ Thị Sáu, TPHCM là
điển hình đó. tôi không hiểu là đội thi công có chuyên nghiệp không,
thành phố thu nhập cao nhất nước mà đi sang đường nào cũng thấy dấu chắp
vá như gò như 'ổ gà' vậy, chưa tính đến các làn chống chạy tốc độ cao
ngóc nữa. Bây giờ thu phí thì có đảm bảo có đường xá đàng hoàng không,
có nới rộng đường không?
Toi se di bo ngay 1 tháng 6
xuong duong la di bo, tac ca chung ta se di bo, vi thieu nhi ... quen thieu tien
làm gì có tiền mà đóng
thu phí lắm thế, đường
thì có thấy chất lượng đâu, tiền bảo trì tính vào xăng dầu đi đâu hết
rồi mà tuyến đường Cầu Thanh Trì, đường 5 rồi Đại lộ Thăng Long, mới đưa
vào sử dụng đã lồi lõm và rất nhiều sống trâu. Nói chung là thật vô lý.
Phí Phí Phí ..............
Không biết 6000 tỷ từ
việc thu phí này sẽ được sử dụng để nâng cấp sửa chữa đường bộ cho nhân
dân được nhờ hay là sẽ chảy vào túi của ai đó nữa !
Khó khăn chồng chất khó khăn
Phen này chúng ta (
những người dân lao động) chết chắc. không biết trong thời gian tới mình
còn phải đóng phí gì nữa. Nhà thì qui hoạch triền miên. không biết giờ
phải đi đâu, về đâu. Giờ lại đóng phí..........
Bao nhiêu là phí lên đầu
Thử hỏi xem bây giờ một
người dân phải đóng bao nhiêu là loại phí vậy mà ở trên lại nghĩ ra cách
thu phí kiểu vậy nhỉ, tôi nghe và nhìn không hợp lí để cho con nguời ta
ngóc cái đầu lên nữa chứ, thế thì trạm thu phí để làm gì vậy có phải là
để bảo trì không hay là để làm đường mới ???
Lấy tiền lấp đường mỏng
Mấy anh xây dựng làm đường mỏng quá nhanh hỏng làm em chuẩn bị nộp phí xe cho mấy anh lát đường.
Phí hít khí trời!!!
Kiểu quản lý như này thì
sắp tới còn thêm cả phí hít khí trời khi mà nguồn tài nguyên này càng
ngày càng bị ô nhiễm và cạn kiệt!!!!!
Đồng ý thu nhưng phải minh bạch và dễ dàng
Việc thu tiền để duy tu,
bảo trì đường xá là cũng phù hợp, tuy nhiên phải hoàn toàn minh bạch để
dân còn biết tiền đó đi về đâu và cũng nên có cách đóng nhanh gọn, dễ
dàng như quẹt thẻ, lập mã thu theo biển xe để khỏi lãng phí thời gian
thực hiện việc thu phí. Cá nhân tôi thấy việc thu phí trên đường quốc lộ
là quá mất thời gian, chậm trễ giao thông. Tại sao không lập cơ sở dữ
liệu, mã hóa toàn bộ xe trên toàn quốc để khi xe qua trạm thu phí thì
tiền được tự động trừ vào tài khoản đã đăng ký, đỡ mất thời gian và lãng
phí lao động xã hội.
thu phí bảo trì
tôi không đồng ý
Sao không thu một lần
Để người dân không bị
sốc, mình đề xuất thu phí một lần, cứ 1 người đóng hẳn 100 triệu cho tất
cả các loại phí trong một lần một đời người, bắt đầu từ 1/4 này ai sinh
đẻ thì đóng luôn 100 triệu cho khỏi đẻ, lúc đó có không muốn kế hoạch
hóa gia đình thì cũng không được. Thật quá thể.
0 comments:
Post a Comment